Thừa phát lại là gì?
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:
• Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
• Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
• Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự, khách hàng liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành án của các Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản trên địa phương đó.
• Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Những lĩnh vực hoạt động phổ biến của các văn phòng thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án, trong đó có chức năng lập vi bằng, giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể, thừa phát lại có các chức năng như:
• Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
• Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án; của cơ quan Thi hành án dân sự theo Luật Tố tụng, theo Luật Thi hành án dân sự;
• Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
• Trực tiếp tổ chức thi hành án các Bản án, Quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định pháp luật.
Tiêu chí lựa chọn văn phòng thừa phát lại uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh
Việc chọn một văn phòng Thừa phát lại uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh rất quan trọng để đảm bảo các giao dịch pháp lý của bạn được thực hiện đúng quy định. Hãy cân nhắc các tiêu chí dưới đây để lựa chọn được đơn vị phù hợp nhất:
– Giấy phép hoạt động hợp pháp:
• Văn phòng phải được Sở Tư pháp cấp phép hoạt động theo quy định pháp luật.
• Có tên trong danh sách các văn phòng thừa phát lại hợp pháp trên website của Sở Tư pháp.
• Hoạt động đúng theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
– Kinh nghiệm và uy tín:
• Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập vi bằng, tống đạt văn bản, xác minh điều kiện thi hành án.
• Đội ngũ Thừa phát lại có chứng chỉ hành nghề, chuyên môn cao, tư vấn chính xác.
• Nhận diện tốt từ khách hàng và đối tác;
• Nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng trên Google, Fanpage, Website.
– Chi phí hợp lý và công khai:
• Mức phí phù hợp với mặt bằng chung của thị trường.
• Bảng giá niêm yết công khai, dễ hiểu.
• Có hóa đơn, chứng từ rõ ràng sau khi thực hiện dịch vụ.
– Dịch vụ cung cấp đa dạng & chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại.
– Đạo đức nghề nghiệp và bảo mật thông tin.
Gợi ý một số văn phòng thừa phát lại uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện tại, có những Văn phòng Thừa phát lại đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Văn phòng Thừa phát lại Quận 1
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa phát lại Quận 1
• Địa chỉ: 87 (tầng trệt) Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
• Liên hệ: (028) 38.206.999

Văn phòng Thừa phát lại Quận 5
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa Phát Lại Quận 5
• Địa chỉ: 805 Đ. Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 028 3924 6808

Văn phòng Thừa phát lại Quận 8
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa Phát Lại Quận 8
• Địa chỉ: 789A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 098 364 15 75

Văn phòng Thừa phát lại Quận 10
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa phát lại Quận 10
• Địa chỉ: 137 Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 028 3833 6566
Văn phòng Thừa phát lại Quận 11
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa phát lại
• Địa chỉ: 717 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 6, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 090 855 98 80
Văn phòng Thừa phát lại Quận Gò Vấp
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa Phát Lại Gia Định
• Địa chỉ: 22A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 028 3588 2257
Văn phòng Thừa phát lại Quận Bình Thạnh
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa Phát Lại TP. Hồ Chí Minh
• Địa chỉ: 19R Đ. Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 0834 115 113

Văn phòng Thừa phát lại Quận Tân Bình
• Tên văn phòng: Văn Phòng Thừa Phát Lại Việt Nam
• Địa chỉ: 526A Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 028 3810 3090
Tên văn phòng: Văn Phòng Thừa phát lại Online
• Địa chỉ: 258 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 090 855 98 80
Văn phòng Thừa phát lại Quận Bình Tân
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa Phát Lại Bình Tân
• Địa chỉ: 179 Tên Lửa, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 028 6260 2274

Văn phòng Thừa phát lại Huyện Nhà Bè
• Tên văn phòng: VP Công Chứng Thừa Phát Lại
• Địa chỉ: 403 Nguyễn Bình, Phú Xuân, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 090 337 32 31
Văn phòng Thừa phát lại Huyện Hóc Môn
• Tên văn phòng: Văn Phòng Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn
• Địa chỉ: 1/9, Ấp Đình, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 028 3710 1173
Văn phòng Thừa phát lại Huyện Bình Chánh
• Tên văn phòng: Văn Phòng Thừa Phát Lại Huyện Bình Chánh
• Địa chỉ: 6A Nguyễn Hữu Trí, Khu phố 5, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 028 6251 5688
Văn phòng Thừa phát lại TP Thủ Đức
• Tên văn phòng: Văn phòng Thừa Phát Lại Sài Gòn
• Địa chỉ: 24 Khổng Tử, Bình Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
• Liên hệ: 0834 112 115
Chi phí sử dụng dịch vụ thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh?
– Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án:
Theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, chi phí lập vi bằng được xác định theo thỏa thuận của người yêu cầu và văn phòng thừa phát lại, dựa trên công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Trong thực tế, chi phí lập vi bằng thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh thường dao động từ 3 – 5 triệu đồng/vi bằng.
Đối với các vi bằng phức tạp, phạm vi, khối lượng công việc lớn như: Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản; Kiểm kê số lượng, khối lượng tài sản, hàng hóa; Ghi nhận nội dung ghi âm, ghi hình với dung lượng lớn, thời gian dài,… thì phí lập vi bằng tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể cao hơn khá nhiều.
Ngoài ra, nếu cần thừa phát lại lập vi bằng tận nơi tại địa chỉ yêu cầu thì cũng sẽ phải thanh toán thêm các khoản chi phí đi lại, làm việc thêm.
– Mức phí tống đạt văn bản:
Mức phí tống đạt văn bản tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc. Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt.
Chi phí tống đạt quy định tại khoản này bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.
– Mức phí xác minh điều kiện thi hành án:
Đối với việc tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự do pháp luật về phí, lệ phí quy định. Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc. Mức thu phí thi hành án dân sự quy định tại Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 như sau:

Như vậy trong một số trường hợp, chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại sẽ không cố định, ngoại trừ việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thì mức tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc.
Một số câu hỏi liên quan
(1) Thừa phát lại có được công chứng văn bản không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, Thừa phát lại không được phép kiêm nhiệm hành nghề công chứng. Như vậy, Thừa phát lại không được phép công chứng văn bản mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ lập vi bằng, tống đạt hồ sơ, giấy tờ, xác minh điều kiện thi hành án,…
(2) Những việc thừa phát lại không được làm?
Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về những việc Thừa phát lại không được làm như sau:
– Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
– Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
– Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
– Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.