LẬP VI BẰNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG  VÀ 04 ĐIỀU CẦN BIẾT 

Thẩm quyền lập vi bằng

Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lặp vi bằng.

 Giá trị pháp lý của vi bằng

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

(Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

Các trường hợp không được lập vi bằng

Các trường hợp không được lập vi bằng được quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bao gồm:

– Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

– Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm.

– Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

– Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 Thỏa thuận về việc lập vi bằng

– Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Nội dung vi bằng cần lập;

+ Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

+ Chi phí lập vi bằng;

+ Các thỏa thuận khác (nếu có).

– Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

(Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

Tìm dịch vụ lập vi bằng uy tín ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng?

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRỌNG TÍN

Đại diện: Phan Viết Long – Trưởng Văn phòng.

Mã số thuế: 0401874502

Địa chỉ: 114 Phan Đăng Lưu, Hoà Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: 090 351 18 66

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *